Kiến trúc Bauhaus là gì?
Kiến trúc Bauhaus là một phong cách kiến trúc và thiết kế nổi lên từ trường phái nghệ thuật Bauhaus, được thành lập tại Đức năm 1919 bởi Walter Gropius. Phong cách này nhấn mạnh sự kết hợp giữa tính thẩm mỹ, công năng và sự đơn giản, tinh tế trong thiết kế.
Phong cách Bauhaus có ảnh hưởng lớn trên toàn cầu, không chỉ trong kiến trúc mà còn trong nhiều lĩnh vực khác như thiết kế nội thất, đồ họa, sản phẩm công nghiệp… Các công trình nổi bật được thiết kế theo phong cách này thường mang vẻ đẹp tối giản, hiện đại và trường tồn với thời gian.
Nguồn gốc & lịch sử phát triển
Trường phái kiến trúc Bauhaus xuất hiện lần đầu tại Weimar và dần lan rộng sang Dessau. Sau Thế chiến thứ hai, khi nền nghệ thuật Đức đang chìm trong sự suy tàn và u tối, kiến trúc sư Walter Gropius nhận ra rằng các nguyên tắc trong các kiến trúc cổ điển châu Âu đã trở nên lỗi thời và không còn phù hợp nữa. Khi nhận ra điều đó, ông đã quyết liệt phá bỏ những quy ước cũ cùng các chi tiết trang trí cầu kỳ, hướng tới một phong cách thiết kế mới tinh giản và thực tế hơn.
Ngày 12/4/1919, chính quyền thành phố Weimar chính thức cấp phép cho Gropius thành lập Học viện Thiết kế Bauhaus Quốc gia. Học viện này được thành lập và xây dựng như một sự hợp nhất của Trường Nghệ thuật và Thủ công mỹ nghệ Grand Ducal và Học viện mỹ thuật Weimar, mở đường cho sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của trường phái nghệ thuật Bauhaus.
Phong trào Bauhaus có sức ảnh hưởng thế nào đến thiết kế hiện đại?
Kiến trúc Bauhaus tuy chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn (1919 – 1933) nhưng đã định hình tư duy thiết kế hiện đại với triết lý kết hợp nghệ thuật và công năng. Phong cách kiến trúc này không những ảnh hưởng sâu rộng đến kiến trúc, nội thất, đồ họa mà còn có sự ảnh hưởng gián tiếp đến nhiều sản phẩm công nghiệp khác như các tác phẩm poster, phim ảnh, tạp chí, thời trang…
Tinh thần Bauhaus vẫn hiện diện và được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất ngày nay. Nổi bật với phong cách tối giản và đa chức năng, Bauhaus đã trở thành nền tảng cho nhiều xu hướng thiết kế kiến trúc và nội thất hiện đại ngày nay.
Các đặc trưng cơ bản của phong cách kiến trúc Bauhaus
Ưu tiên tính ứng dụng, công năng trong thiết kế
Phong cách Bauhaus luôn ưu tiên công năng, thể hiện qua thiết kế tối giản với hình khối cơ bản, ít trang trí, ít họa tiết cầu kỳ. Triết lý “thẩm mỹ gắn liền với công năng” trở thành nền tảng của phong trào này, tạo nên những không gian sống vừa sang trọng, ấn tượng, vừa đáp ứng hoàn hảo nhu cầu sử dụng.
Sự giao thoa tinh tế giữa thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật
Đặc trưng nổi bật của phong cách Bauhaus là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ. Mỗi món đồ nội thất được lựa chọn không chỉ đáp ứng công năng mà còn phải đạt tiêu chuẩn về mặt thẩm mỹ, với những chi tiết được khắc họa tinh xảo và mang tính biểu tượng riêng. Từ tranh ảnh, bàn ghế đến các vật dụng trang trí, tất cả đều có sự liên kết với nhau nhưng đảm bảo không trùng lặp.
Không gian nội thất gọn gàng, tối giản
Đặc điểm dễ nhận thấy trong các thiết kế nội thất phong cách Bauhaus là các chi tiết trang trí, hoa văn phức tạp được giảm thiểu một cách tối đa, mang đến một không gian sống dễ chịu, thanh thoát và không bị rối mắt.
Dù từng bị đánh giá là khô khan và thực dụng trong thời gian đầu, phong cách này vẫn hướng đến sự hoàn hảo trong sự cân bằng giữa công năng và thẩm mỹ, đã thành công trong việc mang lại vẻ đẹp tinh tế và hài hòa cho không gian sống.
Cân bằng thị giác qua nghệ thuật bất đối xứng trong thiết kế
Kiến trúc Bauhaus luôn tìm kiếm sự cân bằng thị giác thông qua nguyên tắc bất đối xứng. Các tòa nhà và không gian mang phong cách này thường kết hợp những yếu tố tương đồng, nhưng được biến tấu một cách khéo léo đã tạo nên cảm giác mới mẻ và độc đáo mà không bị lặp lại, từ đó tránh được sự đơn điệu, nhàm chán trong thiết kế.
Áp dụng những gam màu trung tính
Phong cách Bauhaus luôn hướng đến sự tối giản, vì vậy bảng màu chủ yếu sử dụng các tông màu trung tính như trắng, xám, be… Tuy nhiên, một số chi tiết mang màu sắc nổi bật như đỏ, vàng, xanh lam sẽ giúp làm điểm nhấn nổi bật cho không gian. Hơn nữa, việc kết hợp các gam màu tương phản mạnh mẽ còn giúp tăng tính trực quan và tạo ra hiệu ứng thị giác đầy ấn tượng.
Cách sử dụng hình khối và vật liệu công nghiệp
Phong cách kiến trúc Bauhaus rất ưa chuộng việc sử dụng các đường nét hình học đơn giản, tạo ra không gian rõ ràng, hài hòa nhưng không cứng nhắc và nhàm chán. Các hình khối như hình vuông, tam giác, tròn… thường xuyên được kết hợp với các họa tiết đồ họa mạnh mẽ, góp phần tạo nên đặc trưng riêng.
Về chất liệu, phong cách này ưa thích sử dụng các vật liệu công nghiệp như thép, thủy tinh, kính và gỗ công nghiệp. Những vật liệu này mang đến những thiết kế không chỉ tiện dụng mà còn có tính ứng dụng cao.
Những biểu tượng tiêu biểu của phong cách Bauhaus
Tòa nhà Haus am Horn ở Weimar
Công trình này được thiết kế bởi Georg Muche, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1996. Đây là một ngôi nhà gia đình ở Weimar, Đức, xây dựng cho triển lãm Bauhaus năm 1923. Đây là công trình đầu tiên thể hiện nguyên tắc thiết kế Bauhaus, mang tính cách mạng trong kiến trúc và thẩm mỹ thế kỷ 20. Với sự tham gia của sinh viên trong quá trình thiết kế và xây dựng, Haus am Horn còn phản ánh triết lý của Bauhaus về việc học qua thực tế và hợp tác với ngành công nghiệp.
Tòa nhà Bauhaus Dessau
Đây là một công trình tổ hợp tòa nhà nổi bật ở Dessau-Roßlau. Công trình này được xem là “biểu tượng của chủ nghĩa hiện đại” trước chiến tranh ở châu Âu, phản ánh sự chuyển giao từ Trường Weimar sau khi giải thể, đồng thời cũng thể hiện sự hòa hợp giữa bản chất công nghiệp của thành phố với nền văn hóa cũ.
Tòa nhà Masters Houses ở Dessau
Tòa nhà Masters’ Houses ở Dessau, được xây dựng vào năm 1925-1926, là nơi ở của các giảng viên Trường Bauhaus. Thiết kế của các ngôi nhà này không chỉ phản ánh triết lý Bauhaus về sự kết hợp giữa thẩm mỹ và công năng, mà còn là biểu tượng của phong cách kiến trúc hiện đại.
Hy vọng, những thông tin trong bài viết trên có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về trường phái kiến trúc hiện đại này.